Poisondioxin

Thứ Bảy, 12 tháng 2, 2011

Người VN sống hướng về tương lai!

Điều tôi ấn tượng nhất là người VN không quên quá khứ nhưng không sống trong quá khứ mà hướng về tương lai!” – Đại sứ Mỹ Michael Marine nói.
Trong chuyến thăm và làm việc tại Đà Nẵng trước khi kết thúc nhiệm kỳ công tác tại VN vào tháng 9 tới, trưa 25/7, Đại sứ Mỹ tại VN Michael Marine đã có cuộc trao đổi với báo chí về một số vấn đề mà ông tâm đắc đối với sự phát triển quan hệ Mỹ – Việt.

Xử lý triệt để các khu vực ô nhiễm dioxin

Đến 2010 sẽ phải xử lý triệt để các khu vực ô nhiễm thuốc bảo vệ thực vật, các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy và dioxin từ chất độc hóa học do Mỹ sử dụng trong chiến tranh Việt Nam.

Đây là một phần của Quyết định số 184 vừa được Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng ký phê duyệt về việc thực hiện Công ước Stockholm về các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy.

Theo đó, một trong những mục tiêu cơ bản của Kế hoạch quốc gia thực hiện Công ước Stockholm là, từ nay cho tới năm 2010, kiểm soát, xử lý và tiêu hủy hoàn toàn các kho thuốc bảo vệ thực vật, các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy – những hóa chất rất độc hại đã bị loại bỏ, còn tồn lưu, .

TF1 (Pháp) phát phóng sự về dioxin tại Việt Nam

Tối 2/5, kênh truyền hình TF1 (Pháp) đã phát phóng sự dài hơn 3 phút của phóng viên Antony Dufour về ảnh hưởng của chất độc da cam dioxin tại Việt Nam sau chiến tranh.

Mở đầu phóng sự, tác giả nhấn mạnh, 30 năm sau khi kết thúc chiến tranh, người dân Việt Nam vẫn phải gánh chịu những hậu quả của cuộc chiến tranh do quân đội Mỹ gây ra tại đất nước này. Đặc biệt, có nhiều người là nạn nhân của chất độc da cam/dioxin mà quân đội Mỹ rải xuống chiến trường Việt Nam. Điều đáng thương tâm là, trong số những nạn nhân đó, có không ít trẻ em, những thế hệ thứ 2, thứ 3.

Người dân Mỹ sẽ hiểu rõ hơn về dioxin tại VN

Chúng tôi đã đem đến cho nhân dân Mỹ những thông tin đầy đủ và khách quan về vụ kiện dioxin và giúp họ hiểu rõ hơn nỗi đau da cam tại Việt Nam. Nhiều cựu binh Mỹ đã trực tiếp xin lỗi về những gì họ đã làm trong chiến tranh”, GS. Nguyễn Trọng Nhân cho biết kết quả của chuyến thăm Mỹ một tháng qua.
Ở nhiều nơi, khi biết tin đoàn sẽ đến thăm, nhiều cựu chiến binh Mỹ đã tổ chức biểu tình ủng hộ các nạn nhân và chiến dịch rải chất độc trong chiến tranh tại Việt Nam. Đến thành phố nào đoàn cũng nhận được sự đón tiếp nồng nhiệt và cảm động. Trong vòng 1 tháng, GS. Nguyễn Trọng Nhân và hai nạn nhân

Tòa án quốc tế đề nghị VN thành lập ủy ban da cam

Sáng 18/5, phiên tòa công luận Quốc tế ủng hộ Nạn nhân chất độc da cam Việt Nam tổ chức tại Paris (Pháp) phán quyết, các công ty hóa chất Mỹ đã đồng lõa trong việc sử dụng chất diệt cỏ trong chiến tranh Việt Nam
Trao đổi với VnExpress.net, bà Nguyễn Khánh Giang, Tổ chức Việt Nam – Dioxin tại Pháp cho biết, trong 2 ngày diễn ra phiên tòa, các thẩm phán đã nhận được bằng chứng và lời khai của 27 nhân chứng là nạn nhân và các chuyên gia.

Việt Nam – Hoa Kỳ nỗ lực giải quyết tác động của Dioxin

Hôm qua (1/2), nhóm đối thoại Hoa Kỳ – Việt Nam về Chất độc da cam/dioxin cho biết các biện pháp ngăn chặn dioxin vòng thứ nhất hiện đang được triển khai trong và xung quanh khu vực sân bay Đà Nẵng, một trong những điểm nhiễm dioxin lớn nhất tại Việt Nam.

Sau một tuần tới thăm và làm việc tại một số địa phương, nhóm phối hợp cấp cao giữa Việt Nam và Hoa Kỳ đã công bố những tiến bộ trong lĩnh vực này và hàng loạt các vấn đề ưu tiên khác, bao gồm các dịch vụ mở rộng hỗ trợ người khuyết tật và các bước quan trọng hướng tới thiết lập một phòng thí nghiệm phân tích chất dioxin có độ phân giải cao.

Dioxin: góc nhìn nhân văn của một nhà khoa học

Song song với hội nghị “Nối vòng tay lớn – Ủng hộ các nạn nhân CĐDC/dioxin VN” diễn ra ngày 25-7 tại TP.HCM, nhà xuất bản Trẻ vừa giới thiệu tập sách đặc biệt của tác giả Nguyễn Văn Tuấn với tên gọi “Chất độc da cam, dioxin và hệ quả”.

Chất hủy diệt đến từ bầu trời

Ngày 13-1-1962, ba máy bay C-123 của không lực Mỹ rời sân bay Tân Sơn Nhất để khởi đầu một chiến dịch mới mang tên “Ranch Hand” (Bàn tay trang trại). Chiến dịch này đã làm cho cuộc chiến VN trở nên không có hồi kết.

Quái vật lộ mặt

Có lẽ di tích đau lòng nhất của chất độc da cam (CĐDC) có thể tìm thấy tại bệnh viện phụ sản ở Sài Gòn. Nơi đây có những bức tường với những chiếc bình thủy tinh xếp thành hàng, trong đó chứa những thai nhi bị sẩy và quái thai” – Hugh Warwick (cựu chiến binh Mỹ).

Bí mật chiến dịch rải chất diệt lá của Mỹ tại Việt Nam (1)

Chiến dịch Ranch Hand là mật danh chỉ hoạt động phun hoá chất khai quang của không quân Mỹ xuống Việt Nam từ năm 1962 đến 1971. Hợp chất có chứa độc tố kinh khủng nhất mà con người biết đến là dioxin này đã gây ra những hậu quả dai dẳng đối với con người và môi trường ở Việt Nam.

Bí mật chiến dịch rải chất diệt lá của Mỹ tại Việt Nam (2)

Cho đến năm 1964, chiến dịch phá hoại mùa màng và cây cối tại Việt Nam của quân đội Mỹ vẫn diễn ra tương đối hạn chế. Nhưng sau Sự kiện Vịnh Bắc Bộ, hoạt động này được mở rộng và thường xuyên hơn. Cũng từ đây, Chiến dịch Ranch Hand vấp phải những phản ứng gay gắt của công luận.

Bí mật chiến dịch rải chất diệt lá của Mỹ tại Việt Nam (3)

Khi chính quyền Nixon bắt đầu thực hiện chính sách giảm dần sự hiện diện của quân đội Mỹ tại Đông Nam Á nói chung và Việt Nam nói riêng vào năm 1969, Chiến dịch Ranch Hand cũng vì đó chịu nhiều sức ép và cuối cùng phải chấm dứt.

Thứ sót lại từ chiến tranh

TTCN – Sau lưng là Trường Sơn, ba mặt xung quanh là sông A Sáp bao bọc, đội sản xuất 4 (Đoàn kinh tế – quốc phòng 92, Quân khu 4) như một ốc đảo biệt lập. Trong đội có một gia đình trẻ – vợ chồng chuẩn úy Thế Tài và cô giáo Thanh Hương đã có một chú bé bốn  tháng tuổi ra đời trên vùng đất được gọi là “điểm nóng dioxin” này.

Câu chuyện thật về một cuộc nghiên cứu bị hủy bỏ

TT – Tháng 3-2002, một hội nghị khoa học Việt – Mỹ về ảnh hưởng của chất độc da cam – dioxin diễn ra tại Hà Nội với sự tham gia của hơn 300 nhà khoa học châu Á, Âu và Mỹ. Kết thúc hội nghị, bản ghi nhớ được ký kết ngày 10-3. Nhưng ba ngày trước khi “phiên tòa da cam” diễn ra, thông tin ngưng hợp tác được công bố…

Theo đó, Mỹ đồng ý hợp tác và giúp đỡ các nhà khoa học VN nghiên cứu về ảnh hưởng của chất độc da cam. Nhưng ngày 25-2-2005, ba ngày trước khi “phiên tòa da cam” diễn ra tại New York (do Hội Nạn nhân chất độc da cam ở VN kiện các công ty hóa chất Mỹ), thông tin ngưng hợp tác nghiên cứu được công bố.

Con đường cuốn sách “Không thể chuộc lỗi” đến Việt Nam

TTO – Tại hội trường 8 Hội chợ sách Quốc tế Frankfurt ở Đức năm 2006, giữa các khu vực trưng bày sách rộng lớn và không khí giao dịch bản quyền náo nhiệt của các tập đoàn xuất bản hàng đầu thế giới là một gian hàng nhỏ với một điểm đặc biệt có một không hai:

Chất độc da cam – Hậu quả nặng nề đối với con người mà không có cách khắc phục

Theo các nhà khoa học thì hậu quả đối với môi trường còn có thể khắc phục, mặc dù rất tốn kém trong khi đó, những di hoạ đối với con người thì không thể cứu chữa, thậm chí còn di truyền sang 2 thế hệ nữa
Chất độc dioxin có

Chất độc da cam/dioxin – những con số kinh hoàng

(ANTĐ) – Cuộc chiến tranh chất da cam/dioxin do Mỹ thực hiện ở Việt Nam là cuộc chiến tranh hoá học lớn nhất trong lịch sử nhân loại. Theo các

Dioxin là chất gì?

Ngày 18-6, toà phúc thẩm Liên bang Mỹ tại thành phố New York đã bắt đầu phiên tranh tụng về đơn kháng cáo của các nạn nhân Việt Nam nhiễm chất độc dioxin, kiện 37 công ty Mỹ đã sản xuất ra loại

Cựu binh Mỹ nói về chất da cam trong chiến tranh

Theo tiến sĩ James Clarry Lay, nhà khoa học tham gia lực lượng không quân Mỹ trong cuộc chiến ở Việt Nam, không lực Mỹ biết chất màu da cam gây nguy hiểm lớn với sức khỏe con người, cũng như biết rằng công thức sử dụng

Chất da cam/dioxin gây tác hại khủng khiếp với con người

(ANTĐ) – Đã có nhiều công trình nghiên cứu khoa học do các nhà khoa học Việt Nam phối hợp với một số nhà khoa học Nhật Bản, Đức, Nga, Canada, Mỹ thực hiện và khẳng định những tác hại khủng khiếp của chất da cam/dioxin đối với con người. *

Qui mô dùng hóa chất trong cuộc chiến Việt Nam ( phần 1 )

Một trong những câu hỏi cơ bản và quan trọng thường được đặt ra là trong thời chiến tranh, quân đội Mĩ đã dùng bao nhiêu hóa chất ở Việt Nam, và bao nhiêu người Việt đã phải chịu ảnh hưởng của hóa chất.

Qui mô dùng hóa chất trong cuộc chiến Việt Nam

Đối tượng bị ảnh hưởng có thể lên đến 4,8 triệu người.  Vì hệ thống kiểm tra dân số thôn ấp có những thông tin về dân số cho từng thôn ấp, nên các nhà nghiên cứu có thể ước tính số lượng dân số bị ảnh hưởng hóa chất khai hoang.

QUÁ KHỨ, HIỆN TẠI VÀ TƯƠNG LAI

Theo thống kê chưa đầy đủ thì bọn xâm lược Mỹ đã rải 11 lần chất độc hoá học (CĐHH) trong năm 1961, hơn 40 lần trong năm 1962, hơn 200 lần trong năm 1963. Năm 1964, chúng tiếp tục rải CĐHH với quy mô lớn hơn nữa và bắt đầu dùng cả hơi độc để giết hại nhân dân…”. 

Thứ Sáu, 11 tháng 2, 2011

Cuộc chiến hóa học phi pháp lớn nhất trong lịch sử chiến tranh

Cuộc chiến Việt Nam (dùng theo cách nói của người Mỹ, Vietnam war) kéo dài 14 năm trời từ 1961 đến 1975. Trong thời gian đó, ngoài số lượng vũ khí và đạn dược khổng lồ, quân đội Mỹ còn sử dụng đến hóa chất như là một vũ khí chiến tranh trong suốt 10 năm từ 1961 đến 1971. Trước Việt Nam, hóa chất cũng được Mỹ và Anh sử dụng trong Thế chiến thứ hai, và Anh trong cuộc chiến chống du kích quân ở Mã Lai vào thập niên 1950s; nhưng chưa bao giờ trong lịch sử chiến tranh, hóa chất được sử dụng lâu dài như ở Việt Nam. 

Hướng đi nào để giải quyết vấn đề chất độc da cam ở Việt Nam

Phát biểu trên báo chí gần đây, một phụ tá của một thượng nghị sĩ Mĩ cho biết Chính phủ Mĩ đã nhận thức được hậu quả của chất độc da cam ở Việt Nam, và sẽ cùng làm việc với Chính phủ Việt Nam để giải quyết vấn đề cho thỏa đáng cả đôi bên. Lời tuyên bố của ông phụ tá 

Nạn nhân chất độc màu da cam cần gì?

Nạn nhân chất độc gia cam cần gì? Câu hỏi này rõ ràng và tưởng chừng dễ trả lời.Rằng,là nạn nhân chất độc da cam,bệnh tật và sự nghèo đối cứ đeo bám,tạo nên một vòng luẩn quẩn,ngày càng khó khăn và nặng nề hơn .Họ thiếu mọi thứ.Nhưng trên thực tế, có qúa nhiều điều không đơn giản. 

Mỹ phát hiện nguy cơ ung thư cao với cựu chiến binh nhiễm chất độc da cam

Bác bác sĩ thuộc Trung tâm nghiên cứu ung thư Davis thuộc Đại học California vừa công bố kết quả một cuộc nghiên cứu cho thấy cựu chiến binh Mỹ tham chiến tại Việt Nam và tiếp xúc với chất da cam dễ bị ung thư tuyến tiền liệt. 

Ảnh hưởng của dioxin trên con người

Sau khi cuộc chiến Việt Nam kết thúc, hai thành phần được công nhận là chịu ít nhiều ảnh hưởng của dioxin: đồng bào Việt Nam sống trong các vùng bị rải AO, và cựu quân nhân Mĩ, những người trực tiếp rải hóa chất này. Sau năm 1975, một số cựu chiến binh Mĩ và thân nhân của họ bắt đầu phàn nàn tình trạng suy đồi sức khỏe, đặc biệt là ung thư, và tình trạng khuyết tật trong con cái của họ. 

Chất độc da cam/dioxin khiến nhiều cựu binh Mỹ mắc bệnh ung thư

Chiến tranh đã đi qua hơn 30 năm, nhưng nỗi đau và nỗi ám ảnh khôn nguôi về hậu quả của chất độc màu da cam vẫn ngày đêm dày vò hàng triệu gia đình Việt Nam. Bao nhiêu người đã ra đi, bao nhiêu người còn ở lại chống chọi với bệnh tật và bao nhiêu người nữa sẽ được sinh ra trong nỗi đau chất độc màu da cam?… 

Thung lũng da cam – Bài 1: Vùng đất trắng

Tưởng đâu quá khứ đã lùi xa sau hơn bốn thập niên. Trở lại A Lưới (Thừa Thiên- Huế), vùng đất bị rải thảm chất diệt cỏ những năm 1960-1970, phóng viên Báo Pháp Luật TP.HCM lại được nghe những câu chuyện chưa bao giờ cũ về sự tật nguyền, đói nghèo, ly tán… từ chất độc dioxin.

Thung lũng da cam – Bài 2: Tiếng khóc giữa thung lũng

Theo số liệu thống kê mới đây, trong số hơn 40.000 dân của 21 xã, thị trấn toàn huyện thì có đến hơn 4.000 người bị nghi nhiễm chất độc dioxin.
“Anh muốn gặp cha mẹ của những trẻ em bị chất độc da cam thì phải đến nhà lúc nửa trưa hoặc khi trời đã tắt nắng” – ông Hồ Nhật Tân, cán bộ chính sách xã A Ngo (huyện A Lưới) nói như vậy khi biết chúng tôi muốn đến thăm những gia đình “da cam”. Đau khổ nhưng không thể ngồi một chỗ, họ phải quần quật ngày đêm trên nương rẫy vì miếng ăn, vì viên thuốc… của những đứa con đang lâm bệnh nặng vì “dính” phải dioxin.

Chất độc da cam từng có mặt tại Okinawa?

Sáng nay, 9-7, hãng tin Kyodo và báo Japan Times của Nhật Bản cho biết, theo một đơn kiện của Uỷ ban Các cựu chiến binh Mỹ, chất độc da cam/dioxin sử dụng tại Việt Nam từng được cất giữ tại căn cứ quân sự của Mỹ ở Okinawa (Nhật Bản) thời kỳ chiến tranh Việt Nam.
Okinawa cũng cần phát quang? 

Sao lại gọi là chất độc màu da cam?

Sao có thể gọi là “chất độc màu da cam”, trong khi thực tế cái chất này theo em hiểu phải gọi là “chất độc da cam” mới phải. Còn gọi tên đúng thuật ngữ phải là “chất độc da cam/dioxin” .
Em đọc bài: “Tôi bị giết ở Việt Nam và không hề biết điều ấy” trên Vietimes ( http://vietimes.com.vn/vn/chinhtrixahoi/1575/index.viet ) Bài này ý tưởng rất hay nhưng chữ nghĩa dùng thì… lạ quá:
- Bài viết tất cả có 15 lần dùng cụm từ “chất độc màu da cam”, trong khi thực tế cái chất này theo em hiểu phải gọi là “chất độc da cam” mới phải. Còn gọi tên đúng thuật ngữ phải là “chất độc da cam/dioxin”.

Trách nhiệm không thể chối bỏ

ANTĐ) – Hơn 30 năm sau chiến tranh, phiên điều trần chất độc da cam/dioxin đầu tiên với chủ đề “Trách nhiệm bị quên lãng của chúng ta: Chúng ta có thể làm gì để giúp đỡ các nạn nhân chất độc da cam” mới diễn ra tại Quốc hội Mỹ trong 2 ngày 14 và 15-5 (giờ Washington). Dù hơn 3 thập kỷ trôi qua song không ai có thể chối bỏ sự thật rằng chất độc da cam/dioxin đã gây hậu quả nặng nề cho binh sĩ Mỹ và đặc biệt là người dân Việt Nam.

Họ đã sản xuất, kinh doanh chất độc da cam trên sự đau khổ của người dân chúng ta

Sắp tới, các nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam (CĐDC) sẽ tiếp tục gửi đơn kiện ở toà cấp cao hơn của Mỹ. Các nạn nhân CĐDC cũng khẳng định sẽ theo đuổi vụ kiện đến cùng.
Nguyên Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình, Chủ tịch danh dự Hội Nạn nhân CĐDC đã dành cho phóng viên Báo CAND buổi trò chuyện xung quanh vụ kiện cũng như dư luận quốc tế về vấn đề này.
Toà bác bỏ vụ kiện càng làm thế giới quan tâm sâu sắc hơn, thấy rõ sự phi lý, bất bình thường, không công bằng…

Sự đồng cảm có màu… da cam

(TTTM) – Tôi là một đứa trẻ may mắn của thời bình, không từng biết đến bom đạn và chiến tranh. Tôi những tưởng chiến tranh qua đi đã mấy mươi mùa, nỗi đau đã vợi bớt.
82 triệu lít hoá chất rải ở Việt Nam trong chiến tranh đã cướp đi sinh mạng của hàng vạn đứa trẻ và hàng chục vạn đứa trẻ tật nguyền
Nhưng không, chỉ có những hận thù đã vợi nhưng vẫn còn đó những nỗi đau da cam của những người lính hy sinh xương máu vì Tổ quốc của những người dân thường và cả những người lính phía bên kia. Thời gian trôi qua hy vọng sẽ xoá nhoà tất cả để những người có quá khứ lầm lội đã nhận ra đâu là chân lý và lẽ phải.

Dioxin – nỗi đau chưa ngưng…

Thuốc thang của Nguyễn Lê Phương Quỳnh trông cậy nhiều vào gánh chè của bà ngoại Trần Thị Mãnh
Chiến tranh đã đi qua hơn 30 năm, nhưng “nỗi đau da cam” và nguy cơ nhiễm chất độc dioxin vẫn còn đeo bám dai dẳng những số phận, những mảnh đời đang sống ở các khu quân sự cũ của thành phố Biên Hoà, tỉnh Đồng Nai (khu vực được đánh giá là có độ tồn dư cao của dioxin). Trong 26 phường xã của thành phố Biên Hoà, có đến 67 trường hợp bị nhiễm chất dộc dioxin mà tập trung cao nhất là phường Trung Dũng.

Bóng ma cuối cùng của cuộc chiến(*): Nỗi đau da cam và sự đồng cảm

Bộ phim tài liệu Bóng ma cuối cùng của cuộc chiến , dài 57 phút, vừa được phát sóng lần đầu tiên trên kênh VTV1 đã làm xúc động nhiều người Việt Nam khi tìm thấy điểm xuất phát trung thực, đồng cảm của người dân Mỹ, trong cuộc đồng hành tìm chân lý cho nạn nhân Việt Nam bị nhiễm chất độc da cam.

CHẤT ĐỘC DA CAM, DIOXIN & HỆ QUẢ

Gia đình tôi
Ông Cố tôi là bộ đội thời chống Pháp, bom đạn chỉ làm cố bị thương, không nặng lắm, nhưng do chiến trường thiếu bác sĩ mà vết thương không được chữa kịp. Cố tôi mất, kịp gửi lời trăn trối hay mong muốn cuối cùng cho bà Cố tôi ở quê nhà là cố gắng nuôi các con ăn học thành bác sĩ. Bà Cố tôi là một người phụ nữ rất bản lĩnh, Cố nhỏ người, nhưng chẳng để ai hà hiếp, Cố bươn chải cày cuốc, buôn bán kiếm tiền nuôi các con. Ông ngoại tôi là bác sĩ, anh em ông lần lượt lớn lên trong sự dạy dỗ của mẹ, người theo nghiệp quân y, người hoạt động cách mạng. Lịch sử gia đình tôi trải theo hai cuộc chiến tranh của đất nước, nhưng có lẽ thiệt thòi nhất là hai người em cuối của ông tôi tham gia cuộc chiến chống Mỹ. Thời bình, ông chú tôi sinh được ba người con thì người con đầu, dì Khánh tôi, ốm đau quặt quẹo, chẳng nhận thức được gì, rồi dì mất rất sớm. Tôi nhớ mọi người bảo rằng dì là hậu quả của những tháng ngày ông làm bác sĩ trên chiến trường. Còn bà thím tôi thì không thể sinh con bởi lẽ quá trình hoạt động cách mạng ở miền Nam, bà bị địch bắt và tra tấn rất dã man.

Nước Mỹ tốn kém như thế nào trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam?

(ANTĐ) – Nếu tính quá trình dính líu của Mỹ vào cuộc chiến tranh ở Việt Nam, thì bắt đầu từ ngày 8-5-1950, Tổng thống Mỹ đã ký quyết định chính thức viện trợ quân sự cho thực dân Pháp tiến hành cuộc chiến tranh xâm lược Đông Dương. Ngày này được coi như một cột mốc đánh dấu sự dính líu của Mỹ vào Việt Nam.

Nhà khoa học vì nạn nhân chất độc da cam

Người ta gọi GS,BS Lê Cao Đài “là linh hồn, là đầu não của Viện 211″ bởi như lời Thiếu tướng,GS, BS Nguyễn Văn Âu, nguyên Phó Viện trưởng 108: “Cứ có việc nào khó, người ta lại bật gọi tên ông”.

Chất độc da cam có thể làm tăng huyết áp

Theo Viện Y khoa (Mỹ), những nghiên cứu gần đây cho thấy cao huyết áp đã tăng rõ rệt ở những cựu chiến binh Mỹ bị phơi nhiễm chất độc da cam tại Việt Nam.

Chiến dịch “Bàn tay lực điền”

Một số học giả, nhà báo đã dành thời gian nghiên cứu về cuộc chiến tranh hoá học này và công bố những tài liệu để nhân dân thế giới hiểu rõ, tiếp tục lên án Mỹ và yêu cầu Mỹ phải có trách nhiệm giải quyết hậu quả chất độc da cam/dioxin ở Việt Nam.

Chất độc da cam vẫn ám ảnh người Việt Nam

Trước khi đoàn đại diện nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam bắt đầu phiên tranh tụng tại Toà Phúc thẩm Lưu động số 2 New York (Mỹ) ngày 18-6, vào ngày 15-6, hãng tin Mỹ AP đã công bố bài tường thuật về nghiên cứu của công ty Canada tại Đà Nẵng. Bài báo này đã minh chứng cho những nỗi đau và hậu quả kéo dài vì chất độc da cam sau khi cuộc chiến tranh của Việt Nam đã lùi vào quá khứ.

Người nói thay cho nạn nhân chất độc da cam ở Việt Nam

Hơn 20 năm trời, người phóng viên ảnh Philip Jones Griffiths đã không hề mỏi gối chùn chân để chuyển tải thông điệp của các nạn nhân chất độc da cam đến những toà án lương tâm quốc tế. Câu chuyện được kể lại như sau…
Nỗi ám ảnh dằn vặt

Sự thật không thể phủ nhận

(HNM) – Năm 1959, Cơ quan Nghiên cứu chiến tranh của Hoa Kỳ đã diễn tập thành công việc rải hỗn hợp một số chất để phá huỷ mùa màng. Sự kiện này được Bộ Quốc phòng Mỹ ghi nhận và bắt đầu xây dựng chương trình rải các chất diệt cỏ và gây rụng lá tại chiến trường miền Nam Việt Nam để rồi nửa thế kỷ sau người ta vẫn nhắc đến đó là cuộc chiến tranh hoá học lớn nhất trong lịch sử nhân loại.
Chất độc da cam hay chất diệt cỏ?

Hành trình trả món nợ lòng!

Hanoinet – Chiều 6.5, người dân Đà Nẵng ngạc nhiên khi thấy một đoàn “tây – ta” gần 10 người mặc áo cam diễu hành trên đường, trong đó, có cả ông tây bị khuyết tật ngồi trên chiếc xe lăn. Theo sau họ là một chiếc xe jeep cũng được sơn màu cam.
Họ chính là nhóm Orange Walk “Hành trình cam” xuất phát từ TP.Hồ Chí Minh do Doc Bernie Duff – một cựu chiến binh Mỹ từng làm nhiệm vụ cấp cứu nạn nhân trong chiến tranh ở Việt Nam vào năm 1969 – nghĩ ra. “Hành trình cam” như một hành động trả một món nợ suốt 40 năm ám ảnh trong ông…

Chiến tranh và những nỗi đau để lại

Chú Minh Đức, trưởng Hội nạn nhân chất độc Da cam huyện Đại Lộc trao tiền hỗ trợ cho mẹ con chị Thảo. Phạm Thị Minh Thảo từng là một cô gái xinh đẹp trong thôn, đã khước từ rất nhiều lời cầu hôn của các chàng trai để rồi phải lòng Việt – một anh nông phu vào làm thuê từ Ninh Bình. Hạnh phúc tưởng sẽ mỉm cười với cô, tuy nhiên nỗi đau mang tên “Da cam” đã ập đến…
Qua tìm hiểu, chúng tôi được biết hiện toàn huyện Đại Lộc có tổng số 3.762 nạn nhân bị di chứng của chất độc da cam-dioxin, trong đó có gần 1.000 đối tượng là trẻ em. Con của chị Phạm Thị Minh Thảo là một trong số này.
Nơi ngôi nhà chị Thảo sống cùng đứa con gái tật nguyền (Cháu Phạm Thị Kim Nhẫn, 11 tuổi) ở thôn 9, xã Đại Lãnh, huyện Đại Lộc, Quảng Nam là một vùng quê rất đẹp được bồi đắp bởi phù sa của sông Vu Gia. Đằng sau sự thanh bình yên ả ấy, là những cuộc tình và những mảnh đời bất hạnh…

Nỗi đau vo lại thành hình


Bà Nguyễn Thị Huyến ở xã Cam Nghĩa huyện Cam Lộ có 2 đứa con bị nhiễm chất độc da cam, nói: “Tôi sợ chết trước con mình”.
Dọc đường về các làng quê Quảng Trị hôm nay, bài hát “Vì sao em chết” của Thanh Trúc vẫn cứ vọng về thảng thốt: “Chúng đã giết em rồi, chúng đã giết bằng chất độc màu da cam”. Tỉnh Quảng Trị hiện có gần 3.000 trẻ em (chưa kể số em đã bị chết) bị nhiễm chất độc da cam đang sống lay lắt, khổ cực, nhiều người gọi đó là nỗi đau vo lại thành hình.
Thế hệ thứ ba nhiễm độc
Sau khi phẫu thuật cho một phụ nữ sinh lần đầu, bác sĩ Nguyễn Quang ở Bệnh viện Đa khoa Quảng Trị gọi điện cho tôi. Vừa bước vào cổng bệnh viện, tôi đã nghe lao xao tiếng ai đó: “Thương cho con bé quá, sinh đứa con đầu lòng đã chịu cảnh dị tật nặng”.

Chất độc da cam, dioxin gây bệnh tiểu đường

Ngày 15-7-2005 Bộ Quốc phòng Mỹ ra thông cáo báo chí cho biết họ đã xem xét qua bằng chứng nghiên cứu khoa học và đi đến kết luận rằng phơi nhiễm độc chất dioxin là một nguyên nhân gây nên bệnh tiểu đường (hay đái tháo đường).

Việt Nam là nơi bị phơi nhiễm dioxin nặng nhất

“Gần như chắc chắn Việt Nam là nơi dân cư bị phơi nhiễm dioxin nặng nề nhất. Không giống như cựu chiến binh – chỉ ở vài năm, những người dân phải sinh sống trên những vùng đất nhiễm độc”…
Một nhà khoa học đã nhận xét như vậy trong bài báo trên tờ Newsday (New York, Mỹ), số ra ngày 1/8. Chúng tôi trích dịch bài báo:

Mỹ đã sử dụng chất độc màu da cam ở Việt Nam như thế nào?

Chiến tranh đã đi qua hơn 30 năm, nhưng nỗi đau và nỗi ám ảnh khôn nguôi về hậu quả của chất độc màu da cam vẫn ngày đêm dày vò hàng triệu gia đình Việt Nam. Bao nhiêu người đã ra đi, bao nhiêu người còn ở lại chống chọi với bệnh tật và bao nhiêu người nữa sẽ được sinh ra trong nỗi đau chất độc màu da cam?…

Nguyễn Đức đến Nhật tham dự giao lưu

Nguyễn Đức, người em trong cặp song sinh dính liền do ảnh hưởng của chất độc da cam Việt – Đức đã đến Nhật Bản sáng 24/4 để tham dự giao lưu với người dân Nhật Bản.  



Buổi giao lưu do Tổ chức phi chính phủ của Nhật Bản có tên gọi “Nhịp cầu hòa bình hữu nghị giữa Nam Osaka và Châu Á” tổ chức vào ngày 28/4 tới.
Đức cho biết tại buổi giao lưu anh sẽ chia sẻ với người dân Nhật Bản về những nỗi buồn và niềm vui của anh trong vài năm qua. Đó là nỗi buồn về cái chết của người anh song sinh và niềm vui về việc có được một gia đình hạnh phúc.
Đức cũng cho biết Nhật Bản là quê hương thứ hai của mình và anh sẽ cố gắng làm cầu nối giữa Việt Nam và Nhật Bản.
Năm 1988 đội ngũ giáo sư, bác sĩ trong nước và các bác sĩ đến từ Nhật Bản đã cùng phẫu thuật tách rời hai anh em Việt – Đức. Cũng từ đó, nhiều người dân Nhật Bản đã biết về cặp song sinh Việt – Đức và vấn đề chất độc da cam ở Việt Nam./.

Chất độc màu da cam là gì?

Chất da cam là hỗn hợp hai chất n-butyl este 2,4 - D và 2,4,5 - T, chứa nhiều dioxin. Bình quân hàm lượng tạp chất dioxin là 4 gam/m3.
Dioxin là một chất “độc nhất trong các hoá chất mà con người tổng hợp ra được cho tới nay”. Chỉ cần 80 gam dioxin đem hoà vào hệ thống cấp nước là đủ giết chết toàn bộ dân một thành phố lớn 7 - 8 triệu dân. 
Chất dioxin khi ngấm vào cơ thể con người sẽ lưu lại trong máu, trong mô mỡ, trong sữa…gây hậu quả nặng nề.

Nạn nhân chất độc màu da cam cần gì?

Nạn nhân chất độc gia cam cần gì? Câu hỏi này rõ ràng và tưởng chừng dễ trả lời. Rằng, là nạn nhân chất độc da cam, bệnh tật và sự nghèo đối cứ đeo bám, tạo nên một vòng luẩn quẩn, ngày càng khó khăn và nặng nề hơn .Họ thiếu mọi thứ.Nhưng trên thực tế, có quá nhiều điều không đơn giản.
Họ cần được công nhận, nạn nhân chất độc da cam.

Chất độc màu da cam vẫn là một bóng ma với Việt Nam

Hơn 30 năm sau ngày chiến tranh Việt Nam kết thúc, chất độc hoá học màu da cam vẫn tồn tại ở mức cao đáng sợ, đe doạ sức khoẻ người dân ở một căn cứ không quân cũ của Mỹ tại Đà Nẵng. Đó là nhận định của hãng thông tấn AP dựa vào kết quả của một nhóm nghiên cứu nước ngoài về chất độc này.

Đại Lộ Kinh Hoàng

Hình ảnh trên Đại Lộ Kinh Hoàng( đoạn đường giữa Huế và Quảng Trị ) năm 1972 . Dân chạy xuống phía Nam sau khi quân đôi Nhân Dân mờ cuộc tổng tấn vượt sông Bến Hải năm 1972 chiếm Quang Trị ., nhưng bị pháo và phục kích dọc quốc lộ 1 , khiến hàng ngàn thường dân năm chết la liệt .

Click the image to open in full size.

Chiến tranh Việt Nam (Phần 19)

Click the image to open in full size.
#280 Chiến tranh việt nam năm 1966

10 tháng 12 năm 1966, Sài Gòn, miền Nam Việt Nam --- Lính hậu cần dỡ gần 32.000 lbs thư Giáng sinh . --- Ảnh bởi Bettmann © / Corbis

















Chiến tranh Việt Nam (Phần 18)

Click the image to open in full size.
#241 Chiến tranh việt nam năm 1966

Ngày 12 tháng tám năm 1966, Cẩm Chế, miền Nam Việt Nam --- Một em bé bị bỏng do bom napan , nằm trong lòng mẹ ở Cẩm Chế, Việt Nam đang cố gắng để uống nước ở một nhà ăn trong Chiến dịch Colorado bắt đầu ở khu vực này ngày 11 tháng tám năm 1966. --- Ảnh bởi Bettmann © / Corbis

Chiến tranh Việt Nam (Phần 17)

Click the image to open in full size.
#211 Chiến tranh việt nam năm 1966

Năm 1966, miền Nam Việt Nam --- Máy bay trực thăng của Sư đoàn 1 của lực lượng không kỵ binh tại Việt Nam --- ảnh bởi © Christian Simonpietri / Sygma / Corbis




Chiến tranh Việt Nam (Phần 16)

Click the image to open in full size.
#181 Chiến tranh việt nam năm 1966
Trung Lap --- Lính Mỹ thuộc sư đoàn bộ binh sô 1 phá hủy làng mạc Việt Nam trong trận càn quét

Chiến tranh Việt Nam (Phần 15)

Click the image to open in full size.
#151 Chiến tranh việt nam năm 1966

Ngày 19 tháng 6 năm 1966, Sài Gòn, miền Nam Việt Nam --- Nguyễn Văn Thiệu trong lễ kỷ niệm một năm thành lập chính phủ Nam Việt Nam do ông Kỳ làm thủ tướng . --- Hình ảnh của Bettmann © / Corbis

Chiến tranh Việt Nam (Phần 14)

Click the image to open in full size.
#121 Chiến tranh việt nam năm 1966

Ngày 19 tháng 4 năm 1966, Bệnh viện Long Xuyên, Sài Gòn, Việt Nam --- Các bác sĩ người Úc Desmond Hurley (r) và Ross Holland đang tiến hành phẫu thuật tại Bệnh viện Long Xuyên tại Sài Gòn trong chiến tranh Việt Nam. --- Hình ảnh của Bettmann © / Corbis

Chiến tranh Việt Nam (Phần 13)

Click the image to open in full size.
# 91 Chiến tranh việt nam năm 1966
1966 Tháng ba, gần Đà Nẵng, miền Nam Việt Nam --- Một lính thủy đánh bộ của Tiểu đoàn 1, Trung đoàn 1 , sư đoàn 1 thủy quân lục chiến Mỹ , dẫn giải một người nghi ngờ là Việt Cộng về vị trí thẩm vấn các hoạt động của anh ta ở Quảng Ngãi – một tỉnh phía nam của Đà Nẵng. --- Hình ảnh của © Wally McNamee / Corbis


Chiến tranh Việt Nam (Phần 12)

Click the image to open in full size. # 61 Chiến tranh việt nam năm 1966
19 tháng hai năm 1966, Washington, DC, USA --- Washington, DC: Ảnh chụp cận cảnh Thượng nghị sĩ của New York Robert F. Kennedy khi ông gặp gỡ với các phóng viên trong một cuộc họp báo ở đây, ngày 19 tháng 2. Tại hội nghị, Kennedy nói rằng Mỹ nên biết trước rằng họ sẽ chấp nhận sự tham gia của Việt Cộng tại Việt Nam trong các cuộc đàm phán hòa bình và trong một chính phủ hậu chiến ở Nam Việt Nam. --- Hình ảnh của Bettmann © / Corbis

Chiến tranh Việt Nam (Phần 11)

#31 Chiến tranh việt nam năm 1966

Tháng Hai năm 1966, tỉnh Kontum, miền Nam Việt Nam --- Trực thăng trong một sứ mệnh tiếp viện từ 1 Sư đoàn Kỵ binh bay sô 1 vào một tiền đồn trên đỉnh núi có lính của chiến sĩ của Sư đoàn Airmobile đang đồn trú. --- Hình ảnh của © Wally McNamee / Corbis

Click the image to open in full size.

Chiến tranh Việt Nam (Phần 10)

#1 Chiến tranh việt nam năm 1966
Tháng một năm 1966, Việt Nam --- Trao trả các tù nhân Bắc Việt gần sông Bến Hải bên cạnh vĩ tuyến 17. --- Hình ảnh của © Christian Simonpietri / Sygma / Corbis

Click the image to open in full size.

Chiến tranh Việt Nam (Phần 9)

Click the image to open in full size.

( 195 ) Chiến tranh việt nam năm 1965

Ngày 02 tháng 12 năm 1965, Đà Nẵng, miền Nam Việt Nam --- Máy bay Không quân Mỹ thả bom napalm được thả xuống mục tiêu nghi ngờ của quân đội Bắc Việt Nam ở phía nam Đà Nẵng. Cùng với mục tiêu được tấn công trong 140 phi vụ trong ngày, tàu sân bay hạt nhân USS Enterprise đã thực sự tham gia vào cuộc chiến Việt Nam --- Hình ảnh của Bettmann © / Corbis

Thứ Năm, 10 tháng 2, 2011

Chiến tranh Việt Nam (Phần 8)

( 166 ) Chiến tranh việt nam năm 1965

16 Tháng Mười 1965, Berkeley, California, USA --- : Các thành viên của câu lạc bộ xe gắn máy Hell's Angels biểu.tình chống chiến tranh ở Việt Nam. Hai trong số các Hell's Angels ngục đã bị bắt. Một cảnh sát Berkeley bị gãy chân trong xô sát . --- Hình ảnh của Bettmann © / Corbis


Click the image to open in full size.


Chiến tranh Việt Nam (Phần 7)

( 141 ) Chiến tranh việt nam năm 1965
Ngày 4 tháng 9 năm 1965, Việt Nam : Trung úy Richard A. Morgan cùng với những người dân địa phương xây dựng công sự cùng uống Coke dưới ánh nắng gay gắt vùng nhiệt đới --- Hình ảnh của Bettmann © / Corbis


Click the image to open in full size.


Chiến tranh Việt Nam (Phần 6)

( 91 ) Chiến tranh việt nam năm 1965

18 Tháng Bảy 1965, Lê My, Việt Nam --- Hội ý nhanh giữa David Clement và Robert McNamara --- Hình ảnh của Bettmann © / Corbis


Click the image to open in full size.


Chiến tranh Việt Nam (Phần 6)

( 61 ) Chiến tranh việt nam năm 1965

Năm 1960, USA --- Norman Morrison được biết đến như là người Quaker vào năm 1965 đã tự thiêu bên ngoài Lầu Năm Góc để phản đối chiến tranh Việt Nam. --- Hình ảnh của Bettmann © / Corbis


Click the image to open in full size.


Chiến tranh Việt Nam (Phần 5)

( 31 ) Chiến tranh việt nam năm 1965
17 tháng ba năm 1965, Vĩnh Đông, miền Nam Việt Nam, USA --- Binh lính Nam Việt Nam chết và bị thương được đưa lên một máy bay trực thăng của quân đội sau một trận chiến nóng với du kích Việt Cộng. Một cố vấn Hải quân Mỹ đã bị giết chết, 2 người Mỹ khác bị thương, và mười binh lính Nam Việt Nam bị thương vong trong trận chiến. --- Hình ảnh của Bettmann © / Corbis


Click the image to open in full size.


Chiến tranh Việt Nam (Phần 4)

( 1 ) Chiến tranh việt nam năm 1965
Tháng 1 năm 1965, miền Nam Việt Nam --- Phật giáo sư và lãnh đạo của cuộc nổi dậy của Phật giáo, Thích Trí Quang dẫn đầu một cuộc biểu.tình ở Đà Nẵng, Việt Nam tháng 1 năm 1965 --- Hình ảnh của © Christian Simonpietri / Sygma / Corbis


Click the image to open in full size.


Sự tàn ác và phi lý của chiến tranh

Ngày 06 tháng tư 1967, Tây Ninh, miền Nam Việt Nam - Lính của tiểu đoàn thứ hai, XVI bộ binh, Lữ đoàn thứ hai chuyển xác chết của đồng đội ra khỏi rừng, sau trận chiến dữ dội với đối phương gần biên giới Combodian trong thời gian hoạt động của chiến dịch Junction City. --- Hình ảnh của Bettmann © / Corbis


Click the image to open in full size.


Chiến tranh Việt Nam (Phần 3)

Chiến tranh Việt Nam những năm 1964
Nối bật nhất trong năm 1964 là Mỹ từ vai trò cố vấn đã chuyển sang tham chiến trực tiếp sau sự kiện Vịnh Bắc Bộ. Không quân Mỹ cũng đã tiến hành oanh tạc Bắc Việt Nam.
Ở phía Nam cũng ghi nhận nhiều sự thay đổi liên tục đội ngũ lãnh đạo qua các cuộc đảo chính và cuối năm với sự xuất hiện của tướng Nguyễn Văn Thiệu - sau này làm tổng thống suôt thời gian còn lại
( 1 ) Chiến tranh việt nam năm 1964
Ngày 02 Tháng 1 năm 1964, Việt Nam --- tàu khu trục USS Hải quân Hoa Kỳ trong một cuộc tấn công của 3 tàu phóng ngư lôi Bắc Việt trong Vịnh Bắc Bộ, biển Đông , trong Chiến tranh Việt Nam. --- Hình ảnh của Bettmann © / Corbis


Chiến tranh Việt Nam (Phần 2)

Bắt đầu từ năm 1963 khi cuộc chiến bắt đầu
1- Ngày 12 tháng mười hai 1963, khu vực Mekong Delta, miền Nam Việt Nam: Chiến tranh và Hòa bình ở Việt Nam. Mặc các cuộc đảo chính, sự hỗn loạn và chiến tranh, cuộc sống vẫn diễn ra với người dân của miền Nam Việt Nam. Ở đây, một phụ nữ mặc chiếc mũ truyền thống (nón) chăn đàn vịt tại một trong những con sông trong khu vực ĐBSCL. Phần lớn người dân và kinh tế miền Nam Việt Nam tập trung ở khu vực này, phía nam Sài Gòn. --- Hình ảnh của Bettmann © / Corbis

Chiến tranh Việt Nam (Phần 1)

1- Máy bay trực thăng quân đội Mỹ xả đạn súng máy vào một rặng cây để hỗ trợ cho quân lính Nam Việt Nam trong một cuộc hành quân tấn công quân đội Bắc Việt Nam cách 18 dặm về phía bắc Tây Ninh, gần biên giới Campuchia, tháng ba năm 1965. ( Ảnh AP/Horst Faas)


Nỗi đau màu da cam!!

Em sinh ra không mang mặt người
Em sinh ra không có lấy 1 nụ cười
Em sinh ra trong vòng tay nhân loại
Mà sao em như thể lạc loài?
Em sinh ra trong đất nước hòa bình

Chất độc da cam và nguy cơ ung thư

Có thể nói rằng mối liên hệ sinh học giữa dioxin hay chất độc da cam và ung thư đã từng là một nỗi “ám ảnh” nhiều nhà nghiên cứu trên thế giới. Trong khi bằng chứng nghiên cứu trên chuột và động vật cấp thấp cho thấy khi chuột bị cho phơi nhiễm dioxin, chúng có tỉ lệ bị ung thư, nhất là ung thư các mô mềm, cao hơn chuột không bị nhiễm dioxin. Thế nhưng mối liên hệ giữa dioxin và ung thư trong con người thì có khi thiếu tính nhất quán. Cái khó khăn chính trong việc thiết lập mối liên hệ này là vì các nhà không có những đối tượng lí tưởng 

Hậu quả cho đến ngày hôm nay và tương lai

Chiến tranh kết thúc đã hơn 30 năm song hậu quả của nó vẫn còn mãi. Chỉ có những dân tộc đã từng phải trải qua đau thương mất mát của chiến tranh mới hiểu được điều đó. 
 Trong những năm 60 -70 quân Mỹ đã rải hàng nghìn tấn chất độc màu da cam – chất độc thuôc nhóm 1 – nguy hiểm nhất xuống Việt Nam nhằm tìm ra các căn cứ bí mật quả Quân đội Việt Nam. Thành phần chính của nhóm chất độc này là đioxin.
 Đioxin là tên gọi của một nhóm hợp chất hữu cơ của clo và chúng có cấu trúc đặc biệt. Cả thảy có
khoảng 80 lại khác nhau. Đây là loại chất độc thuộc loại độc hại nhất, nó gấp khoản 67 nghìn lần xianua kali. Tác hại của nó với cơ thể con người có thể ví
với virut HIV và gây ra các bệnh về ung thư cho con người. 


Nỗi đau chất độc màu da cam ở Cam Lộ

Bà Lộc đang cho cháu ăn cơm
Đã 30 năm kể từ ngày quân đội Mỹ ngừng rải chất độc hoá học xuống miền Nam, Việt Nam (tháng 4/1971), nhưng tại hai xã Cam Nghĩa, Cam Chính, huyện Cam Lộ (Quảng Trị), chất độc ấy vẫn tiếp tục hành hạ biết bao thân phận, đặc biệt là những đứa trẻ thơ ngây.

Nhớ lại những năm tháng chiến tranh, bà Lộc, gần 90 tuổi, ở thôn Phương An, xã Cam Nghĩa, kể: "Mấy năm đó, Mỹ nhiều lần dùng máy bay rải chất hoá học màu trắng bát ngát cả vùng. Sau vài ngày, cả khu rừng, rồi cây cối trong vườn cháy lá, chết hết. Hồi ấy, tôi đâu có biết đó là chất hoá học". Còn anh Lương, Chủ tịch xã Cam Chính thì bảo: “Hồi chiến tranh, vùng đất này gọi là troốc mứt, nghĩa là nơi mà giặc Mỹ trút bom đạn xuống nhiều nhất, với mật độ dày đặc so với toàn tỉnh Quảng Trị”. Trong số đó, có chất độc màu da cam (còn gọi là dioxin).

Chàng trai 13 năm sống trong hầm kín

Một thanh niên chừng 70kg, không mảnh vải che thân, khuôn mặt nhợt nhạt với cái cười vô hồn không bao giờ tắt, đôi chân bị co rút lúc nào cũng thò xuống cái rãnh hôi hám trong căn “hầm” được bố mẹ xây cho ngay bên hông nhà.
Đó là vết thương do “bóng ma” dioxin gây ra cho gia đình ông Nguyễn Văn Kim ở tổ 13, phường Kỳ Bá, TP Thái Bình.
13 năm “bị” nhốt trong hầm
Ở ngay trung tâm thành phố Thái Bình, tổ 34, phường Kỳ Bá, có một thanh niên đã 13 năm “bị” nhốt trong chái nhà, không cửa sổ. Đó là Nguyễn Mạnh Hùng, năm nay 33 tuổi. Ngày nào Hùng cũng nói từ sáng đến tối, từ tối đến đêm. Bao nhiêu chăn màn, quần áo đưa vào Hùng đều cắn xé hết, khi lên cơn lại la hét khiến hàng xóm không ai ngủ được.
Ông Kim chậm rãi cởi nút buộc cửa của căn phòng dài 2m, rộng 3m. Đập vào mắt tôi là cảnh tượng một thanh niên không mặc quần áo, cười nói vô hồn, ngồi bệt trong góc phòng, hai chân để xuống rãnh nước. Căn hầm nhốt Hùng được bố trí rất kín đáo bên hông nhà, hôi hám khủng khiếp vì gia đình không tẩy uế kịp. Tất cả mọi sinh hoạt của Hùng đều diễn ra ở đây, nếu buộc cửa không chắc, Hùng sẽ bò ra ngoài lên nhà và chạy sang hàng xóm.