Poisondioxin

Thứ Sáu, 11 tháng 2, 2011

Nạn nhân chất độc màu da cam cần gì?

Nạn nhân chất độc gia cam cần gì? Câu hỏi này rõ ràng và tưởng chừng dễ trả lời. Rằng, là nạn nhân chất độc da cam, bệnh tật và sự nghèo đối cứ đeo bám, tạo nên một vòng luẩn quẩn, ngày càng khó khăn và nặng nề hơn .Họ thiếu mọi thứ.Nhưng trên thực tế, có quá nhiều điều không đơn giản.
Họ cần được công nhận, nạn nhân chất độc da cam.


Chính phủ đã dành một khoản kinh phí khá lớn để trợ giúp nạn nhân chất độc da cam thuộc đối tượng chính sách nhưng số người được hưởng vẫn không được nhiều.Có nơi, số đã được hưởng chính sách chỉ bằng một phần năm, phần mười số nạn nhân chất độc màu da cam. Nghành Lao động-Thương binh Xã hội có lý của họ. Đồng tiền phải được chi đúng địa chỉ, đúng chế độ, Nghành Y tế cũng gặp không ít khó khăn. Không dễ dàng gì để xác định dược ai là nạn nhân và ai không phảilà nạn nhân. Rồi còn lo chính sách cho người nghèo, chính sách cho đồng bào dân tộc ít người, vùng sâu, vùng xa.Thời gian cứ trôi đi rất nhiều người phải sống trong thực tế phũ phàng và vụ vọng. Một số cán bộ có trách nhiệm ở địa phương vẫn cố gắng giải thích với bà con về những điều liên quan đến xác định nạn nhân chất da cam mà chính họ cũng không hiểu phải xét nghiệm dioxin xác định được ai là nạn nhân. Vô tình họ nói như một số quan chức chính quyền Mỹ nói. Về việc này, chúng ta cần phải nhắc lại, dioxin trong cơ thể con người không phải dấu hiệu cần và đủ để xác định chẩn đoán nhiễm dioxin, thì chỉ tính sơ bộ, mỗi nạn nhân phải cần đến 1.000USD và hàng chục triệu người Việt Nam đã phải sống tại các vùng dải chất độc màu da cam đều cần xét nghiệm thì số tiền đó lên đến hàng chục tỷ USD. Và rồi nếu nồng độ dioxin thấp hoặc không tìm thấy (vì chiến tranh hoá học đã qua đi dến 32 năm nay rồi) thì cũng không thể vì thế mà đã loại trừ được tác hại của dioxin đang ngấm ngầm huỷ hoại con người.
Không chỉ đối tượng chính sách mà còn những đối tượng khác nữa. Họ là những người dân sống trong vùng kháng chiến, đồng cam, cộng khổ, che chở cho những nguời kháng chiến. Họ cũng rất xứng đáng được hưởng chính sách của đảng và Nhà nước.
Xem xết số lượng nạn nhân chất độc màu da cam của một số địa phương mà chúng tôi cảm thấy không bình thường. ước tính cả nước có hơn một triệu nạn nhân chất độc màu da cam. Tỷ lệ đó chiếm khoảng 1,2% dân số mà chủ yếu ở các tỉnh phía Nam, có 9 huyện thì có 6 huyện bị rải rác chất độc hoá học nhiều lần, mà chủ yếu là chất độc màu da cam, con số nạn nhân chất độc màu da cam chỉ chưa đầy 0,3%. Con số thống kê này không thể coi là chính xác được. Chúng ta đã bỏ sót nhiều người, khi họ bị những căn bệnh nội khoa khác do tác hại của chất độc màu da cam.
Họ cần hiểu rõ hơn về bệnh tật
Không cần phải tất cả nạn nhân chất độc da cam đều muốn được công nhận là nạn nhân chất độc da cam. Họ có những ái ngại nhất định, nhất là chuyện vợ chồng con cái họ. Ngược lại cũng không ít trường hợp lạm dụng chẩn đoán này. Một số nạn hân bị bại liệt do virut đã được đưa vào danh sách nạn nhân chất độc màu da cam. Cả hai thái cực, lảng tránh và lạm dụng đều không thể chấp nhận được. Cần phải giải thích rõ cho nạn nhân và cả những người nghi là nạn nhân phải hiểu rõ hơn ngọn nguồn của bệnh tật để từ đó họ phải thực hiện những việc cần làm. Nếu không sẽ còn nhiều cảnh thương tâm.
Anh B.X.H ở Hải Phòng,là cựu chiến binh, nhiều năm lăn lộn ở chiến trường Miền Nam, sinh đến 15 người con, 11 cháu không thể sống được, 3 cháu khác, cháu thì bị mù, cháu thì bị dị tật chân tay. Biết con chết, biết con bị dị tật nhưng anh chị vẫn phải gắng, gắng để có một đứa con lành lặn để sau này còn có thể chăm sóc các anh chị tật nguyền của nó, nhất là khi anh chị không còn nữa. Chú thứ mười lăm không mang dòng máu của anh với hi vọng chắc chắn sẽ nguyên lành nhưng là đứa thứ 15 trong một gia đình như thế thì lấy đâu ra khoẻ mạnh như mọi người.
Anh Nguyễn văn Truyền ở Hà Nam, vốn là cựu chiến binh ở đoàn 559, chiến đấu ở trường Sơn, Nam Lào,có 4 đứa con, thân hình nguyên vẹn, nhưng tất cả đều bị thần kinh, đứa thì ngồi lì một góc nhà suốt cả ngày, đứa thì la hét xé bất cứ cái gì có thể xé được. Ba đứa con gái đã dến thì , đến tháng, các cháu không biết làm gì cho đúng, cứ bôi hết cả vào tường làm cho hàng xóm cũng phải hoảng sợ. Nhìn đôi vợ chồng gầy yếu với 4 đứa con từ 20 đến 30 tuổi, to lớn, ngất ngưởng, không hiểu biết gì ngoài sự la hét và cắn xé mà cảm thấy ở đời không ai có thể khổ hơn họ được.
Nhiều khi bi kịch tương tự đang làm cho chúng ta không thể yên lòng. Phải giúp họ và phải làm cho họ hiểu rõ hơn tác hại củ chất độc màu da cam và những điều không nên làm.
Họ cần được xã hội quan tâm nhiều hơn.
Mặ dù có nhiều khó khăn nhưng ngay từ đâư những năm 1970, Đảng và Nhà nước ta đã quan tâm đến hậu quả chiên tranh hoá học. Nhiều cuộc điều tra ở quy mô lớn, nhỏ đã được tiến hành; một số làng Hoà Bình, Trung tâm nuôi dưỡng người khuyết tậtvà nạn nhân chất độc màu da camđã được xây dựng. Chính phủ đã ban hành chế độ đối với nạn nhân chất độc màu da cam thuộc diện chính sách. Những cố gắng đã rát đáng được ghi nhận nhưng còn qúa ít so với yêu cầu còn rất lớn của nạn nhân chất độc màu da cam.
Chúng tôi đã đến một số buôn làng ở Tây Nguyên, thăm nhiều nạn nhân ở các tỉnh miền Trung…Không phải lúc nào chúng tôi cũng được tiếp đón nhiệt tình. Bởi vì đã có nhiều đoàn đến, rồi đi mà không để lại một kết quả gì ngoài sự động viên thăm hỏi.
Nhưng rồi bằng những việc làm thiết thực, chúng ta đã có thể làm vui lòng hay yên lòng nhiều nạn nhân chất độc màu da cam. Chị Rơchăm Moi ở huyện Chu Pah, Gia Lai, không nói được tiếng Kinh, cũng chằng nhớ mình đã qua bao nhiêu mùa rẫy, sinh được 10 người con thì chết 5, đứa con út Rơchăm Ưải, 7 tuổi, bị biến dạng khớp gối và bàn chân bẩm sinh đã được giúp mổ chỉnh hình thành công, chỉ biết nói vài câu được dịch lại là:”Mình nghĩ con mình phải bị tật mãi thôi, không làm gì được đâu. Bây giờ được thế này là mình cám ơn cán bộ lắm”. Trong tháng 8 và 9 vừa qua, Quỹ bảo trợ nạn nhân chất độc màu da cam đã phối hợp với các chuyên gia Bệnh viện 108 phẫu thuật chỉnh hình cho 143 người khuyết tật nghèo và nạn nhân chát độc màu da cam ở các tỉnh Tây Ninh, Gia lai và Kom Tum. Công việc này quả là không đơn giản. Muốn phẫu thuật chỉnh hình thành công,phải thanh toán trọn lựa cẩn thận. Nhiều kỹ thuật mổ chỉnh hình bệnh viện tuyến tỉnh không làm được, phải mời chuyên gia bệnh viện 108 vào. Công việc theo dõi và chăm sóc khi mổ gặp không ít phiền toái. Bệnh nhân là người dân tộc ít người không quen với cảnh ở bệnh viện, nhớ nhà, sợ đau bỏ về, không biết cánh chăm sóc và tập luyện. Cán bộ Hội chữ thập đỏ phải đến tận nhà để vận động và giúp đỡ. Đồng thời, Quỹ Bảo trợ nạn nhân chất độc màu da cam đã cấp phát 210 chiếc xe lăn cho nạn nhân ở các tỉnh này. Với nhiều người khuyết tật nghèo và nạn nhân chất độc da cam, một chiếc xe lăn coi như là một tài sản lớn. Những hoạt động tương tự cũng đã được Quỹ Bảo trợ nạn nhânchất độc màu da cam thực hiện ở Bình Phước, Đồng Tháp và nhiều tỉnh khác nữa. Thế nhưng cũng chưa thấm vào đâu. Gia Lai có 4000 cần xe lăn, Quỹ mới giúp được 70. Khi nào thì mới cấp đủ xe lăn ở tỉnh này? Rồi nhiều tỉnh khác nưã cũng đang rất cần xe lăn.
Địa phương cũng có nhiều nạn nhân chất độc màu da cam và cũng quan tâm đến họ. Hầu hết tỉnh đã thành lập quỹ bảo trợ nạn nhân chất độc màu da cam. Trong vài ba năm qua, có một số tỉnh đã huy động được 1 tỷ đồng cho Quỹ, nhưng không ít lần tỉnh chỉ huy động được ở con số hàng chục triệu đồng. Vài chục triệu chưa đủ để tặng cho nạn nhân chất độc da cam những món quà nhỏ nhân ngày tết. Không ai dám trách Hội đồng quản lý và Ban giám đốc của các Quỹ có số thu quá ít. Tại một số tỉnh nghèo, kinh phí chủ yếu được lấy từ ngân sách nhà nước, các doanh nghiệp làm ăn thua lỗ, không có liên doanh hay đầu tư của nước ngoài. Cán bộ và nhân dân đều nghèo. Trong khi có đến hơn một chục các loại quỹ khác nhau: Quỹ người nghèo, Quỹ bảo trợ trẻ em, Quỹ người mù, Quỹ khuyến học…Giá mà có được một ngày vì nạn nhân chất độc màu da cam như ngày vì người nghèo. Số tiền quyên góp được không phải là lớn nhưng điều quan trọng là thể hiện trách nhiệm và tình cảm của xã hội đối với những nạn nhân chất độc màu da cam.

Dioxinvn (Theo báo khoa học và phát triển)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét