Trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam, Mỹ đã huy động hơn 6 triệu lượt người Mỹ, trong đó có 4.649.000 lượt người dưới 20 tuổi, 40% các nhà khoa học vật lý, 260 trường đại học, 22.000 xí nghiệp lớn với 5,5 triệu công nhân phục vụ cuộc chiến.
Riêng năm 1968, mỗi ngày Mỹ chi phí cho cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam tới 100 triệu USD, gấp 10 lần chi phí cho cuộc chiến chống nghèo đói ở Mỹ, và gấp 4 lần chi phí cho chương trình nghiên cứu vũ trụ của Mỹ, bằng một nửa số tiền mà Mỹ đã viện trợ cho nước ngoài trong 20 năm (1941-1960). Đặc biệt, suốt năm 1962 và qua năm 1963, đã có 18.000 “cố vấn” quân sự Mỹ vào miền Nam Việt Nam.
Trong tổng số trên 6 triệu người phục vụ trong các quân chủng của thời kỳ chiến tranh, thì gần 3 triệu người được đưa sang Việt Nam và sau khi hoàn thành nhiệm vụ, đã trở thành tù binh.
Riêng những hậu quả về con người: Tính từ giữa năm 1961 đến năm 1974, đã có tổng số 57.259 người Mỹ đã mất mạng ở Việt Nam; trong số đó có 8.000 là da đen và 37.000 (chiếm 64%) không quá 21 tuổi. Lầu Năm góc ước tính trên 10.300 người Mỹ chết ở Việt Nam vì những lý do gọi là không gắn liền với cố gắng chiến tranh, kể cả những người chết vì tai nạn máy bay và tai nạn xe cộ, những người bị các lính Mỹ khác giết hoặc tự sát…
Máy bay lên thẳng Mỹ ồ ạt đổ quân xuống Tây Ninh
Theo con số của chính phủ Mỹ, có 3.731 người Mỹ phục vụ ở Việt Nam đã chết vì đạn của những người Mỹ khác. Những cái chết đó xảy ra khi máy bay Mỹ thả bom và bắn nhầm phải những đơn vị trên bộ của Mỹ, khi các tay bắn pháo lớn bắn nhầm những đội tuần tra Mỹ, khi những người lính gác nóng nảy hay hoảng sợ bắn vào đồng đội quanh nơi đóng quân. Nhiều năm sau chiến tranh, hàng triệu quân nhân và cố vấn Mỹ cũ bị ung thư do đã tiếp xúc với chất độc da cam.
Chính sau này, Lầu Năm góc đã thừa nhận là có đến 20.000 người Mỹ chắc chắn đã sử dụng chất độc da cam dioxin ở Việt Nam. Một số lớn cựu binh do đã trải qua chiến đấu nặng nề ở Việt Nam mà đã mắc phải cái gọi là bệnh “Rối loạn thần kinh sau chấn thương”. Triệu chứng của nó sẽ còn tồn tại từ 10 đến 15 năm sau khi những cựu binh đã hoàn thành quân dịch trở về nước Mỹ và gần một thập kỷ sau khi sự tham gia của Mỹ vào chiến tranh đã chấm dứt…”.
Theo tạp chí Lịch sử quân sự và tài liệu của Ban Tư tưởng Văn hoá Trung ương đã thông báo, thì tháng 11-1982, chính quyền Mỹ đã khánh thành Đài tưởng niệm những người Mỹ đã chết ở Việt Nam, bản danh sách gồm 57.939 người (trong đó có 37 cấp tướng). Người lính Mỹ đầu tiên chết ở chiến trường Việt Nam là James Thomas Davis, chết ngày 22-12-1961.
Người lính Mỹ cuối cùng thiệt mạng ở Việt Nam là Darwin L. Judge, hạ sĩ lính thuỷ đánh bộ, chết ngày 29-4-1975 tại sân bay Tân Sơn Nhất trong cuộc rút chạy khỏi Việt Nam. Số máy bay Mỹ bị bắn rơi ở miền Bắc Việt Nam là 4.181 chiếc, có 68 máy bay B52. Tên giặc lái Mỹ đầu tiên bị bắt ở miền Bắc Việt Nam là Trung uý Everett Alvarez Jr., bị bắt tại Quảng Ninh ngày 5-8-1964…
Nếu đem so sánh giá của chiến tranh Việt Nam với các chương trình có tính chất tiêu biểu mà chính phủ nước Mỹ đã thực hiện, thì Việt Nam vẫn nổi lên một lần nữa là một trong những công cuộc đắt tiền nhất trong lịch sử nước Mỹ. Toàn bộ hệ thống đường sá giữa các bang đã tiêu tốn tới 53 tỷ USD (năm 1972).
Chương trình vũ trụ đưa người lên Mặt trăng của Mỹ cũng tốn 25 tỷ USD, chương trình xã hội vĩ đại cạnh tranh với chiến tranh ở Việt Nam sau năm 1964 tốn khoảng 200 tỷ USD. Nếu dùng theo cách ước tính của nhà kinh tế Mỹ Steven, thì chi tiêu cho cuộc chiến tranh của Mỹ cứ mỗi phút ngốn mất 32.000 USD.
Theo con số của Bộ Quốc phòng Mỹ thì chi tiêu trực tiếp của cuộc chiến tranh Việt Nam từ năm tài chính 1965 đến năm tài chính 1974 cũng lên tới 141 tỷ USD. Nhưng Steven lại ước tính chi tiêu trực tiếp lên tới 171,5 tỷ USD và chi tiêu trực tiếp này chỉ mới là sự bắt đầu.
Một người Mỹ khác có tên là Tom Ryden lại ước tính chi tiêu cuối cùng sẽ lên tới 676 tỷ USD. Chi tiêu này là do cộng chung tất cả các chi tiêu phụ cho chính phủ liên bang và cho nền kinh tế Mỹ, trực tiếp và gián tiếp, kể cả phụ cấp của cựu binh, trả tiền lãi cho nợ quốc gia và ước tính số tiền thu nhập của nền kinh tế Mỹ. Mặt khác, nhà kinh tế Steven ước tính chỉ tiêu cuối cùng bằng đôla của cuộc chiến tranh Việt Nam sẽ lên tới 925 tỷ USD…
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét