Poisondioxin

Thứ Bảy, 12 tháng 2, 2011

Câu chuyện thật về một cuộc nghiên cứu bị hủy bỏ

TT – Tháng 3-2002, một hội nghị khoa học Việt – Mỹ về ảnh hưởng của chất độc da cam – dioxin diễn ra tại Hà Nội với sự tham gia của hơn 300 nhà khoa học châu Á, Âu và Mỹ. Kết thúc hội nghị, bản ghi nhớ được ký kết ngày 10-3. Nhưng ba ngày trước khi “phiên tòa da cam” diễn ra, thông tin ngưng hợp tác được công bố…

Theo đó, Mỹ đồng ý hợp tác và giúp đỡ các nhà khoa học VN nghiên cứu về ảnh hưởng của chất độc da cam. Nhưng ngày 25-2-2005, ba ngày trước khi “phiên tòa da cam” diễn ra tại New York (do Hội Nạn nhân chất độc da cam ở VN kiện các công ty hóa chất Mỹ), thông tin ngưng hợp tác nghiên cứu được công bố.

Một quyết định kém cỏi

Các nhà khoa học Mỹ liên quan đã bối rối bởi cách hành xử của các quan chức Mỹ, và tôi cho rằng các quan chức VN, những người rõ ràng muốn nghiên cứu được tiến hành, cũng thế.

Người phụ trách dự án David Carpenter, giám đốc Viện Nghiên cứu sức khỏe và môi trường tại Đại học Albany (New York), cho biết thêm rằng cuộc nghiên cứu “có thể là một lời tuyên án” trong vụ kiện tập thể của các nguyên đơn VN chống lại các công ty sản xuất chất da cam ở Mỹ, trong đó có Monsanto và Dow.

Carpenter nói vụ kiện vừa qua có thể “tăng thêm sự miễn cưỡng của Mỹ trong việc tài trợ dự án”…

(TRÍCH BẢN TIN TRÊN TỜ THE NEW SCIENTIST)

TS Anne Sassaman của NIEHS, người đã quyết định hoãn dự án (chưa kể trước đó đã tìm cách giảm thời gian nghiên cứu từ năm năm xuống ba năm), cũng rất giận dữ vì sự tham dự của TS Phan Thị Phi Phi trong vụ kiện tập thể AO gần đây. TS Phi Phi là một nhà khoa học được tôn kính, người đã can đảm tới nước Mỹ, sẻ chia nỗi đau của các nạn nhân VN với người Mỹ và công khai đứng ra đòi công lý trong vụ kiện. NIEHS cảm thấy điều đó thật khó chịu.

Đây là một quyết định chính trị kém cỏi chứ không phải là một giải pháp khoa học tồi. Rõ ràng nỗi đau của những nạn nhân da cam VN đã bị coi thường bởi những người trong Chính phủ Mỹ có trách nhiệm trong việc đưa ra một nghiên cứu khoa học khách quan lẫn hỗ trợ việc hợp tác giữa VN và Mỹ.

Cuộc nghiên cứu đã được bắt đầu bởi sự từ chối và những chướng ngại từ các quan chức Mỹ, kết thúc bằng lời cáo buộc Chính phủ VN về sự chấm dứt này. Thật mỉa mai khi một lần nữa nước Mỹ lại chỉ trích nạn nhân vì nỗi đau của chính họ. Đây là một quyết định có tính lăng mạ và kinh tởm về đạo đức của Washington. Nó không hợp lý chút nào và có thể gây ra sự phẫn nộ khắp thế giới.

Tiếng thét vang động thế giới

Chiều qua 21-3, trả lời câu hỏi của Tuổi Trẻ về việc đối tác Hoa Kỳ đơn phương ngừng chương trình nghiên cứu về tác hại của chất da cam/dioxin, với lý do Chính phủ VN không hỗ trợ chương trình, người phát ngôn Bộ Ngoại giao VN Lê Dũng nói: “VN luôn hoan nghênh bất cứ chương trình nghiên cứu nào nhằm mục đích tẩy độc, chẩn đoán và điều trị bệnh cho các nạn nhân chất độc da cam/dioxin ở VN.

VN luôn sẵn sàng hợp tác với các nhà khoa học trên thế giới, trong đó có các nhà khoa học Hoa Kỳ, trong việc nghiên cứu, xử lý tác hại và ảnh hưởng của chất độc da cam, trao đổi, thỏa thuận về kế hoạch hợp tác trong lĩnh vực này”.

LAN ANH

Nước Mỹ tiếp tục tài trợ thương tật cho các cựu binh chiến tranh Mỹ, những người bị phơi nhiễm AO thoáng qua trong chiến tranh VN. Nhưng nó lại khước từ bất cứ liên hệ nào giữa AO và hàng triệu người VN bị ảnh hưởng bởi chất da cam. Tòa án Mỹ nói không có mối liên hệ. Còn chính quyền Mỹ chấm dứt nghiên cứu vấn đề này cả trước khi nó được bắt đầu. Đó là một sự vi phạm trách nhiệm và nhân quyền không thể tha thứ được, cần phải bị lên án mạnh mẽ.

Những ai trong chúng tôi trên khắp thế giới đang nỗ lực giúp đỡ nạn nhân da cam VN sẽ thấy từ hai quyết định này nguồn động viên để đẩy mạnh việc phục vụ của mình.

Chúng không phải là nguyên nhân để chấm dứt nỗ lực của chúng tôi, mà ngược lại, sẽ giục chúng tôi cống hiến nhiều hơn thời gian, năng lực, tài nguyên để giúp đỡ nhân dân và đất nước này vượt qua hậu quả của tội ác chiến tranh lẫn sự xúc phạm của kẻ phạm tội.

Sự động viên này được biểu tượng qua đôi mắt của một bé trai ở Quế Lâm, Quảng Nam mà tôi tới thăm hai tháng trước cùng các sinh viên New York. Em gái của Tùng đã chết vì chất độc da cam. Còn Tùng, em không thể tới Mỹ để nói chuyện với Chính phủ Mỹ. Em cũng không thể ra trước tòa để làm chứng. Em chẳng thể được nghiên cứu khoa học, nhưng em có thể kể với thế giới qua nỗi đau của mình, qua sự tê liệt, qua những cơn co giật rằng nước Mỹ phải làm tất cả những gì có thể để giúp em và hàng triệu người khác như em.

Sự im lặng của em là một thông điệp mạnh mẽ gửi tới thế giới, đòi hỏi được quan tâm và cứu giúp. Cuộc đời em là một hình mẫu của lòng can đảm. Tôi hi vọng nhiều người khác sẽ hiểu được sự dũng cảm này và sẽ làm tất cả để cải thiện điều kiện của những người mà sự im lặng của họ có thể trở thành tiếng thét vang động thế giới.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét