Poisondioxin

Thứ Sáu, 11 tháng 2, 2011

Chiến dịch “Bàn tay lực điền”

Một số học giả, nhà báo đã dành thời gian nghiên cứu về cuộc chiến tranh hoá học này và công bố những tài liệu để nhân dân thế giới hiểu rõ, tiếp tục lên án Mỹ và yêu cầu Mỹ phải có trách nhiệm giải quyết hậu quả chất độc da cam/dioxin ở Việt Nam.
Việc toà án Mỹ bác bỏ đơn kiện của nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam đã dấy lên dư luận phản đối trong nước và nước ngoài. Sở dĩ có dư luận đó bởi không phải hiện nay mà từ lâu việc rải chất độc da cam/dioxin của Mỹ ở miền Nam Việt Nam đã được khẳng định là cuộc chiến tranh hoá học lớn nhất trong lịch sử chiến tranh thế giới; nó huỷ diệt môi trường, hệ sinh thái và con người Việt Nam và bị nhân dân tiến bộ trên thế giới lên án.
Chuyên đề An ninh thế giới giới thiệu một trong những nghiên cứu, điều tra của người nước ngoài để bạn đọc thấy rõ hơn tội ác của Mỹ về việc sử dụng chất độc da cam/dioxin ở Việt Nam .
3.735 ngày : Chiến dịch rải chất diệt cỏ ở Việt Nam đã kéo dài hơn 10 năm, từ ngày 10/8/1961 đến 31/10/1971. Khoảng 95% chất diệt cỏ rải xuống Việt Nam là do các máy bay trong chiến dịch Ranch Hand (Bàn tay lực điền).
Năm 1961:
12/4: Một bản kiến nghị được gửi lên Tổng thống Mỹ John F. Kennedy, đề xuất 9 hoạt động quân sự tại Việt Nam, trong đó có việc rải chất diệt cỏ.
Tháng 5: Phó tổng thống Mỹ Lyndon B. Johnson tới Sài Gòn gặp Tổng thống Việt Nam Ngô Đình Diệm. Trong các quyết định được đưa ra lần này, có việc thành lập một Trung tâm Nghiên cứu quân sự nhằm phát triển các vũ khí mới. Trung tâm này có nhiệm vụ xem xét việc sử dụng chất diệt cỏ để phá các khu rừng nơi Quân giải phóng miền Nam và bộ đội miền Bắc ẩn náu, đồng thời phá huỷ cây lương thực của họ.
10/8: Phi vụ rải thử lần đầu tiên. Một máy bay trực thăng của quân đội Sài Gòn rải chất dinoxol (có chứa dioxin) dọc theo một con đường ở phía bắc Kon Tum.
24/8: Một máy bay của quân đội Sài Gòn rải chất dinoxol xuống một quãng đường ở phía bắc Sài Gòn. Vị trí này do Ngô Đình Diệm chọn.
23/9: Bộ Quốc phòng và Chính phủ Mỹ ra thông điệp chung nhấn mạnh phải tiến hành khẩn cấp các hoạt động hỗ trợ chính quyền Sài Gòn. Thông điệp đề xuất triển khai chương trình khai quang. Trong nội bộ Bộ Quốc phòng Mỹ, có những tiếng nói chống lại chương trình này, nhưng không được ai chú ý.
3/11: Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert S. McNamara nhận lệnh triển khai chương trình khai quang theo ba giai đoạn.
7/11: Robert S. McNamara yêu cầu các chỉ huy lực lượng không quân “ưu tiên cung cấp các máy bay (Fairchild C-123), nhân lực và hoá chất” cần thiết cho chiến dịch.
30/11: John F. Kennedy phê chuẩn chương trình sử dụng chất diệt cỏ ở Việt Nam . Chương trình có mật danh “Trail dust” (Con đường bụi) bao gồm việc rải trên không, từ máy bay và trực thăng; rải trên mặt đất, từ tàu thuỷ và xe tải. Các chiến dịch do không quân đảm nhiệm có mật danh Hadès, tên Thần chết trong thần thoại Hy Lạp. Vài năm sau, mật danh được đổi là “Ranch Hand”.
4/12: Quyết định chính thức bắt đầu chiến dịch ngày 15. Trên 15.000 lít chất hồng và chất xanh đã sẵn sàng tại Sài Gòn.
15/12: Một chuyến tàu chở 416.350 lít chất tím và 185.465 lít chất hồng rời cảng Oakland , California tới Việt Nam .
Năm 1962 :
7/1: Máy bay Fairchild C-123 rời Philippines và hạ cánh vào buổi chiều tại sân bay Tân Sơn Nhất, Sài Gòn. Các máy bay này đậu trong khu vực dành riêng cho Tổng thống Ngô Đình Diệm. Vào lúc cao điểm nhất của chiến dịch, có tới 22 máy bay tham gia.
8/1: Chuyến tàu đầu tiên chở chất diệt cỏ tới Sài Gòn.
10/1: Chuyến bay rải thử đầu tiên, một chiếc C-123 rải 830 lít chất tím. Ngay sát trước chiếc C-123 này là một máy bay của không quân Sài Gòn rải truyền đơn giải thích tại sao phải rải chất diệt cỏ.
13/1: 3 chiếc C-123 chính thức bắt đầu chiến dịch rải chất diệt cỏ.
Tháng 9: Chương trình được tăng cường, nhằm chủ yếu vào các rừng đước ở Cà Mau.
2/10: Tổng thống Mỹ cho phép phá huỷ cây lương thực. (Theo số liệu của quân đội Mỹ, 64.990 lít chất diệt cỏ đã được sử dụng trong năm 1962).
Năm 1963 :
Tháng 2: Lần đầu tiên báo chí Mỹ chỉ trích “cuộc chiến tranh bẩn thỉu”. Gần 283.000 lít chất diệt cỏ đã được sử dụng.
Năm 1965 :
Tháng Giêng: Đưa vào sử dụng hai loại hoá chất diệt cỏ mới, chất da cam (chiếm tới 60% trong tổng số chất diệt cỏ được dùng tại Việt Nam ) và chất trắng.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét