Poisondioxin

Thứ Bảy, 12 tháng 2, 2011

Qui mô dùng hóa chất trong cuộc chiến Việt Nam ( phần 1 )

Một trong những câu hỏi cơ bản và quan trọng thường được đặt ra là trong thời chiến tranh, quân đội Mĩ đã dùng bao nhiêu hóa chất ở Việt Nam, và bao nhiêu người Việt đã phải chịu ảnh hưởng của hóa chất. Những câu hỏi này tuy đơn giản, nhưng câu trả lời không dễ chút nào, vì thiếu thốn hồ sơ, và nhất là sự miễn cưỡng của giới quân sự Mĩ trong việc cung cấp thông tin.
Trong hơn 20 năm qua, các nhà nghiên cứu thường dựa vào con số do các cơ quan trực thuộc Nhà năm góc (Pentagon, tức Bộ quốc phòng Mĩ) công bố: khoảng 72 triệu lít hóa chất, và 167 kg dioxin đã được rải xuống Việt Nam [1].  Nhưng theo một nghiên cứu công phu được công bố gần đây trên Tập san Nature (một tập san khoa học số 1 trên thế giới) [2], những con số này thấp hơn nhiều so với thực tế.  Như vậy, Mĩ đã dùng bao nhiêu hóa chất ở Việt Nam, ở đâu, vào thời gian nào, và có bao nhiêu người bị ảnh hưởng?  Phát hiện mới nhất này có ý nghĩa gì?  Trong phần này, chúng tôi sẽ điểm qua những phát hiện chính của nghiên cứu và cũng là những trả lời cho những câu hỏi đó, và bàn đến một vài ngụ ý và ý nghĩa đằng sau kết quả nghiên cứu quan trọng này.
Vấn đề ước tính
Sau khi chiến tranh Việt Nam kết thúc, hai nhóm làm công việc ước tính số lượng hóa chất dùng trong thời chiến tranh là Không quân Mĩ, và Viện Y khoa (Institute of Medicine; viện này trực thuộc Viện Hàn lâm khoa học Mĩ (National Academy of Sciences).  Nhưng kết quả ước tính của hai nhóm này rất khác nhau.  Nói chung, ước tính về số lượng cũng như nồng độ hóa chất của Không quân Mĩ thường thấp hơn ước tính của Viện Y khoa.
Năm 1970, Quốc hội Mĩ chỉ thị cho Bộ quốc phòng cộng tác với Viện hàn lâm khoa học để tiến hành một nghiên cứu toàn diện về khả năng ảnh hưởng đến môi trường và sức khỏe con người của các hóa chất từng được sử dụng trong cuộc chiến Việt Nam.  Cuộc nghiên cứu này có mã danh là NAS-1974.  Các nhà nghiên cứu trong NAS-1974 dựa vào các hồ sơ và sổ sách (có mã danh là “HERBS file”).  Cụ thể, HERBS file là những ghi chép hàng ngày về các phi vụ rải hóa chất, lượng hóa chất dùng, người chịu trách nhiệm, v.v… trong thời gian từ tháng 8 năm 1965 đến tháng 12 năm 1971.  Dựa vào những nhật kí phi hành này, các nhà nghiên cứu có thể ước tính số lượng hóa chất đã xịt xuống Việt Nam, và bao nhiêu người cũng như số lượng làng xã bị ảnh hưởng.
Năm 1985, Bộ quốc phòng cung cấp HERB file cho Viện hàm lâm khoa học.  Viện hàn lâm khoa học, mà cụ thể là Viện Y khoa, sau khi xem qua HERB file, họ đi đến kết luận là các hồ sơ và sổ sách này không chính xác, tỉ lệ sai sót có thể lên đến 10%, vì nhiều lí do, trong đó có vấn đề nhầm lẫn, trùng hợp, và ghi chép sai, v.v…
Trong quá trình nghiên cứu về ảnh hưởng của dioxin, các nhà dịch tễ học thuộc Đại học Columbia (New York) tình cờ phát hiện ra một số tài liệu và hồ sơ trong chiến dịch Ranch Hand chưa bao giờ được đề cập đến hay sử dụng trong các ước tính trước đây.  Do đó, họ quyết định tiến hành một nghiên cứu mới.  Trong chương trình nghiên cứu này, với sự tài trợ của Viện Y khoa (ngân sách lên đến 5 triệu Mĩ kim), các nhà dịch tễ học thuộc Đại học Columbia còn phát triển một hệ thống trắc địa điện tử [3] để xác định những địa điểm (chính xác đến cấp thôn ấp) và dân số đã từng bị ảnh hưởng hóa chất trong thời chiến.
Qui mô sử dụng hóa chất trong cuộc chiến Việt Nam
Công trình nghiên cứu của họ kéo dài 3 năm.  Tuy kết quả nghiên cứu, nhất là các bản đồ, vẫn còn đang được hệ thống hóa và sẽ công bố trên hệ thống internet, nhưng các kết quả chính đã được chính thức công bố trên Tập san Nature dưới dạng một bài báo khoa học [2].  Những phát hiện chính trong bài báo này có thể tóm lược như sau:
Tổng số hóa chất sử dụng mà quân đội Mĩ đã xịt xuống Việt Nam trong thời gian 1962 – 1971 là 76.9 triệu lít.  Con số này cao hơn ước đoán trước đây khoảng 9.4 triệu lít.  Trước đây, người ta tưởng rằng chỉ có chất màu da cam được sử dụng trong cuộc chiến, nhưng trong thực tế, hóa chất này chiếm 64% (hay 49,3 triệu lít), phần còn lại là các hóa chất khác.  Trong số 76,9 triệu lít, 20,6 triệu lít (27%) là chất màu trắng, 4,7 triệu lít (6,2%) là hóa chất màu xanh, và phần còn lại là hóa chất màu xanh lá cây (2,5%).  Ngoài ra, còn có một số hóa chất màu tím (0,6%) cũng được sử dụng (xem bảng thống kê số 1).
Bảng 1.  Số lượng hóa chất quân đội Mĩ dùng trong chiến tranh Việt Nam 1962-1971.
Hóa chất
Số lượng (lít)
Phần trăm
Agent Pink – màu tím
495.190
0,6%
Agent Green – màu xanh lá cây
1.892.773
2,5%
Agent Orange – màu da cam
49.268.937
64,0%
Agent White – màu trắng
20.556.525
26,7%
Agent Blue – màu xanh
4.741.381
6,2%
Tổng số
76.954.806
100%
Nguồn gốc: Số liệu trong bảng thống kê này được trích và tổng hợp từ bảng số 1 (trang 682) trong bài báo trên Tập san Nature [2].
Cần phải nhấn mạnh rằng, đây chỉ là một ước tính tối thiểu.  Như tác giả viết trong bài báo, qua xem xét hóa đơn thu nhập, một số hóa chất được quân đội Mĩ mua từ các công ti hóa học và chuyển đến Việt Nam, nhưng không có hồ sơ chỉ rõ những hóa chất này được xịt ở đâu và bao nhiêu.  Chẳng hạn như hồ sơ thu nhập quân sự cho thấy quân đội mua 464.164 lít hóa chất màu tím và 31.026 lít hóa chất màu xanh (hai hóa chất có chứa lượng dioxin cao hơn chất màu da cam), nhưng chỉ trên dưới 65.000 lít được báo cáo là đã xịt.
Một phần lớn (gần 90%) hóa chất khai hoang được xịt trong thời gian 1966 đến 1969 (xem bảng thống kê số 2).  Điều đáng chú ý là các hóa chất có hàm lượng dioxin cao (như hóa chất màu tím chẳng hạn) được xịt trong những năm đầu của chiến dịch.  Những hóa chất có chức năng hủy diệt lúa và mùa vụ (như hóa chất màu xanh, Agent Blue) được sử dụng liên tiếp từ 1966 đến 1971, đặc biệt là năm 1970 trong tổng hóa chất xịt, có đến 20% là hóa chất màu xanh.
Bảng 2.  Số lượng hóa chất xịt trong thời gian 1962-1971.
Năm
Màu tím
Màu hồng
Màu da cam
Màu trắng
Màu xanh
Các màu khác
Tổng số
1962
142.085
10.031
152.117
1963
340.433
340.433
1964
831.162
15.619
846.781
1965
579.092
50.312
1.868.194
18.927
2.516.525
1966
7.602.390
2.179.450
59.809
124.474
9.968.124
1967
12.528.833
5.141.117
1.518.029
86.288
19.274.267
1968
8.747.064
8.353.143
1.289.144
249.750
18.639.101
1969
12.679.579
3.897.100
1.035.385
274.291
17.976.356
1970
2.251.876
845.464
762.665
96.509
3.956.514
1971
50.251
50.698
9.085
110.034
Tổng cộng
1.892.773
50.312
45.677.937
20.556.525
4.741.381
861.325
73.780.253
Chú ý:  Số liệu này không có trong bài báo trên Tập san Nature, mà tác giả cung cấp riêng cho tôi.  Tổng số lượng hóa chất trong bảng thống kê này chênh lệch với bảng thống kê số 1 (bảng chính) vì, theo giải thích của tác giả (qua liên lạc thư từ cá nhân), một số hóa chất màu trắng được sử dụng nhưng tác giả không xác định được năm nào.  Bảng thống kê này, do đó, chỉ cho biết một cách tương đối (chứ không tuyệt đối) lượng hóa chất dùng từng năm.
Lượng dioxin cao gấp 4 lần so với ước tính trước đây.  Không ai biết chính xác tổng số lượng dioxin được sử dụng (hay nói đúng hơn là xịt xuống) Việt Nam, bởi vì mỗi hóa chất (như chất màu da cam, màu tím, màu xanh, v.v…) có độ tích tụ dioxin khác nhau.  Trước đây, giới không quân Mĩ ước tính rằng lượng dioxin dùng trong toàn bộ chiến dịch Ranch Hand là khoảng trên dưới 100 kg, và Viện Y khoa ước tính là khoảng 167 kg.  Nhưng dựa vào hồ sơ mới phát hiện, các nhà nghiên cứu đại học Columbia ước tính số lượng dioxin được sử dụng trong toàn bộ chiến dịch Ranch Hand là 366 kg.  Các nhà nghiên cứu cho tôi biết thêm (qua liên lạc cá nhân) rằng đây chỉ là con số tối thiểu, vì trong thực tế, nó có thể nhiều hơn thế nữa.
Lí do cho những khác biệt này là vấn đề xác định độ tích tụ (concentration) của dioxin trong các loại hóa chất.  Trước đây, dựa vào các mẫu (samples) từ hải quân Mĩ, các nhà nghiên cứu thuộc không quân Mĩ ước tính độ tích tụ dioxin trung bình là 1,77 phần triệu (hay 1,77 particles per million, viết tắt: 1,77 ppm), nhưng các nhà khoa học thuộc Viện y khoa Mĩ thì ước tính là khoảng 13,25 ppm.  Tuy nhiên, cả hai ước tính này đều thấp hơn so với thực tế.  Số liệu thử nghiệm mới nhất cho thấy mức độ tích tụ trong hóa chất màu tím là 45 ppm, trong hóa chất màu da cam là 13 ppm.  Do đó, cộng với số lượng hóa chất mới được phát hiện, tổng số lượng dioxin cao hơn trước rất nhiều.
Trước đây, người ta tin rằng trong những năm đầu của chiến dịch Ranch Hand, số lượng và liều lượng thuốc khai hoang chẳng đáng kể.  Nhưng nghiên cứu của các nhà dịch tễ học đại học Columbia cho thấy đó là một quan điểm sai lầm.  Chỉ tính từ 1962 đến 1965, có đến 1,9 triệu lít hóa chất màu tím được xịt (nhưng trong báo cáo chính thức, quân đội Mĩ chỉ ghi là 548.100 lít!)  Đây là một phát hiện quan trọng, bởi vì hóa chất này có hàm lượng dioxin cao, và trong thời gian đầu, họ thường xịt xuống những thôn ấp nhỏ có đông dân cư; do đ&oac

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét